Xe đạp thể thao là gì? Phân loại và các dòng xe đạp thể thao tốt nhất hiện nay

Xe đạp thể thao là gì? Bạn chưa hiểu rõ về xe đạp thể thao? Hãy cùng Muaxedap.com tìm hiểu về Xe đạp thể thao và các dòng xe đạp thể thao tốt nhất hiện nay trong bài viết sau đây nhé:
Mục lục
1. Xe đạp thể thao là gì?
Xe đạp thể thao là loại xe đạp chuyên dụng dùng cho các hoạt động thể dục, thể thao hằng ngày và trong các giải đua xe chuyên nghiệp.
Xe đạp thể thao là các dòng xe được trang bị bộ truyền động giúp người lái điều khiển xe và điều chỉnh tốc độ nhanh chậm với các loại địa hình khác nhau một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, xe đạp thể thao còn có khung sườn to, chắc khỏe, được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật. Hệ thống chuyển động của xe được nâng cấp so với những dòng xe thông thường. Xe đạp thể thao cũng có khả năng xử lý phanh tốt hơn xe đạp thông thường, nhờ vào hệ thống phanh đĩa hoạt động hiệu quả, đem lại trải nghiệm thú vị cho người dùng.

2. Cấu tạo xe đạp thể thao?
Thông thường, xe đạp thể thao được làm từ những chất liệu bền chắc như thép, hợp kim nhôm, titanium, carbon,… Tùy vào mục đích sử dụng mà những loại xe này cũng sẽ có nhiều kiểu dáng khác nhau để người dùng lựa chọn.
Hầu hết các loại xe đạp thể thao đều cấu tạo từ những bộ phận chính gồm: Bộ khung suờn xe, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, bộ đề, hệ thống lái, hệ thống phanh và yên xe.
Bộ khung sườn xe
Bộ khung sườn xe được làm từ những vật liệu cứng, có khả năng chịu lực cao như thép, titanium, nhôm,… Khung xe đóng vai trò như xương sống của xe đạp vì nó giúp liên kết các bộ phận còn lại của xe thành một khối thống nhất.
Bộ khung sườn xe gồm: Khung sườn (frame), phuộc (fork) và cốt yên (seat post).
Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực được xem như trung tâm vận hành của toàn bộ xe, giúp xe có thể chuyển động nhịp nhàng và trơn tru.
Hệ thống truyền lực gồm:
- Bàn đạp (pedal)
- Đùi trục giữa
- Đĩa xe
- Xích xe
- Líp
- Bộ đề trước, sau
Trong đó, líp là thành phần quan trọng nhất của hệ thống truyền lực, được cấu tạo từ 2 bộ phận là vành và cốt.
Khi đạp xe, lực tác động vào bàn đạp truyền đến đĩa xe làm dây xích chuyển động, sau đó truyền động đến líp. Khi líp nhận được truyền động sẽ làm cho bánh sau của xe quay theo. Nhờ cấu tạo đặc biệt của vành và cốt, líp xe là khớp chỉ quay theo một chiều, từ đó bánh xe đạp chỉ quay theo chiều thuận của líp. Cũng nhờ cấu tạo này nên người đi xe không cần phải đạp bàn đạp liên tục mà bánh xe vẫn có thể chuyển động về phía trước theo quán tính.
Hệ thống chuyển động
Hệ thống chuyển động gồm 2 bánh xe trước và sau. Bánh xe và hệ thống truyền lực phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp xe tiến về phía trước. Bánh xe đạp thể thao được cấu tạo từ các bộ phận chính:
- Trục: Được làm bằng thép, bánh xe quay trên trục thông qua ổ bi.
- Moay-ơ: Thường làm bằng thép, được liên kết với vành bánh xe bằng nan hoa.
- Nan hoa: Được làm bằng thép, gồm các thanh nhỏ đan vào nhau giúp căng đều vành xe.
- Vành bánh xe: Làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép, có đường kính thông thường là 650mm.
- Săm, lốp: Được làm từ cao su tổng hợp, bề mặt lốp thường có nhiều gai và hoa văn giúp tăng độ bám cho xe, tránh trơn trượt trong quá trình sử dụng.
Bộ đề
Ở một số xe đạp địa hình, xe thường có trang bị thêm bộ đề trước, sau để điều chỉnh đĩa và líp. Khi đó, hệ thống truyền lực sẽ được điều chỉnh thích hợp với nhiều dạng địa hình khác nhau, giúp cho việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Bộ đề xe đạp gồm: Củ đề trước sau, tay gạt đề và dây cáp.
Hệ thống lái
Hệ thống lái giúp người đi xe dễ dàng điều khiển xe theo ý muốn của mình. Khi tác động vào tay lái, một lực sẽ được truyền đến cổ phuốc và càng trước bánh xe. Càng trước sẽ điều khiển bánh trước đi theo hướng mong muốn. Do đó, hướng di chuyển của xe sẽ phụ thuộc vào hướng di chuyển của bánh trước.
Hệ thống lái gồm: Tay lái (ghi đông) và cổ phuốc.
Hệ thống phanh
Hệ thống phanh (còn gọi là thắng) cho phép người đi xe điều chỉnh tốc độ phù hợp hoặc cho dừng xe khi cần, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
Hệ thống phanh gồm: Tay phanh, dây phanh và cụm má phanh.
Yên xe
Yên xe là khu vực để người đi xe ngồi trong suốt trình điều khiển, yên xe thoải mái sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng xe. Yên xe gồm các bộ phận chính như sau:
- Vỏ yên xe: Thường được làm bằng chất liệu tổng hợp như da để đảm bảo độ êm cho người sử dụng.
- Phần yên cứng: Bộ phận cấu tạo nên hình dáng của yên xe, thường có phần mũi được thiết kế gọn và bo tròn lại.
- Khung dưới yên xe: Phần kết nối giữa yên xe và các phần còn lại của xe. Hầu hết các loại yên xe đều có bộ phận này được cấu tạo từ 2 đường song song. Ngoài ra, ở một số loại xe, bộ phận này cũng có 1, 3 hoặc 4 đường.
- Bộ phận siết chặt: Nối yên xe với bộ phận điều chỉnh độ cao của yên, giúp đảm bảo cho yên được giữ chắc chắn và cố định trên xe.
- Bộ phận điều chỉnh độ cao: Cho phép người dùng điều chỉnh độ cao yên xe để có tư thế thích hợp khi đạp xe, giúp hấp thụ hoặc làm yếu đi sự rung và sốc truyền lên bởi khung xe trong quá trình đạp xe, giúp người lái có cảm giác thoải mái.
3. Phân loại xe đạp thể thao?
Xe đạp thể thao được phân loại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu:
3.1. Phân loại theo mục đích sử dụng
Xe đạp thể thao được phân loại theo 3 mục đích sử dụng:
Xe đạp địa hình (MTB Mountain Bike)
Xe đạp địa hình còn có tên gọi khác là xe đạp leo núi hay xe đạp MTB Mountain Bike. So với các dòng xe đạp thể thao khác thì dòng xe này có trọng lượng nặng hơn bởi nó có thiết kế khung to, bánh xe to và nhiều gai. Ghi đông (hay còn gọi là tay lái) của xe thường được thiết kế thẳng. Bên cạnh đó, một số dòng xe sẽ có lắp giảm xóc ở phần giữa xe. Toàn bộ thông tin về dòng xe đạp này đã được chúng tôi tổng hợp tại bài Xe đạp MTB là gì?
Như tên gọi, dòng xe này thích hợp cho những bạn thích mạo hiểm, muốn sử dụng xe đạp để leo núi hay chạy trên những địa hình gồ ghề, dốc đá, đường rừng,… Hãy cùng tìm hiểu ưu/nhược điểm của loại xe đạp này:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Xe đạp đua (Road Bike)
Xe đạp đua là dòng xe được thiết kế để sử dụng trên những con đường bằng phẳng. Trọng lượng của xe nhẹ, không có phuộc giảm xóc ở bánh trước và sau.
Xe có thể đạt được tốc độ cao trên hành trình dài nhờ thiết kế phần ghi đông uốn cong thành 2 bậc, khi điều khiển người lái sẽ cúi về phía trước để giảm sức gió. Lốp xe nhỏ, mỏng và ít gai hơn so với các dòng xe đạp thể thao khác.
Dòng xe này thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những bạn muốn tập luyện để tham gia các giải đua xe đạp hay muốn trải nghiệm đạp xe với vận tốc cao trên đường dài. Bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn về loại xe đạp này tại bài viết Xe đạp Road là gì? Tiếp theo, hãy xem những ưu/nhược điểm của dòng xe đạp này:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Xe đạp đi phượt (Touring Bike)
Xe đạp đi phượt hay là Touring Bike có kiểu dáng thiết kế đơn giản, thanh lịch, được tích hợp những ưu điểm của dòng xe đạp leo núi và xe đạp đua. Xe có khung sườn dài và chắc chắn, vành xe rắn chắc, lốp và ruột xe dày, ít gai.
Touring bike có khả năng chịu tải tốt, có thể mang vác hành lý cho những chuyến du lịch xa và đặc biệt phù hợp hầu hết với mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng dòng xe này để đi phượt, đi làm hay tập thể dục, đi đến nhiều nơi có địa hình khác nhau như địa hình bằng phẳng hay dốc. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về dòng xe đạp này tại bài viết Xe đạp Touring là gì? Còn bên dưới là bảng tổng hợp thông tin về loại xe đạp này:
Ưu điểm: | Nhược điểm: |
|
|

3.2. Phân loại xe đạp thể thao theo đối tượng sử dụng
Xe đạp là phương tiện đi lại rất thông dụng, gọn nhẹ. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể sử dụng chúng. Nhưng lựa chọn xe đạp thể thao có kích thước phù hợp với chiều cao. Hoặc sở thích sẽ giúp điều khiển xe dễ dàng và thoải mái hơn.
Phân loại xe đạp thể thao theo đối tượng sử dụng gồm: Loại xe dành cho Nam và loại xe dành cho Nữ. Nhìn tổng thể thì dòng xe theo đối tượng này cũng có nhiều điểm tương đồng. Không khác nhau nhiều lắm.
Xe đạp thể thao nữ
Hầu hết xe đạp thể thao của nữ giới có khung xe sử dụng gióng ngang ngắn và dốc hơn xe nam, rút ngắn tầm với đến tay lái.
Các bộ phận khác: Tay lái và tay phanh, tay gạt được thiết kế đặc biệt cho bàn tay nhỏ của phụ nữ. Phần phía sau của yên xe rộng để phù hợp với xương ngồi ở nữ giới.
Xe đạp thể thao nam
Hầu hết xe đạp thể thao của nam giới có khung xe sử dụng gióng ngang dài hơn xe của nữ. Bởi nam giới người thường to, cao, cánh tay dài hơn nữ,…nên tầm với đến tay lái sẽ dài hơn.
Các bộ phận khác: Tay lái và tay phanh, tay gạt được thiết kế đặc biệt cho kích thước bàn tay của nam giới. Giá xe đạp thể thao người lớn cho Nam đối với xe mới trung bình trên 3 triệu đồng/ xe. Tuy nhiên, có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng để việc lựa chọn được tốt nhất!
4. Ưu nhược điểm của xe đạp thể thao?
Nhìn chung, xe đạp thể thao có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|

5. Lợi ích khi chơi xe đạp thể thao?
Sử dụng xe đạp thể thao sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho người sử dụng, cũng như mang đến lợi ích cho môi trường sinh thái, trong đó có thể kể đến như:
- Giảm mỡ thừa trong cơ thể: Việc đạp xe đều đặn sẽ giúp đốt cháy các chất béo dự trữ và cân bằng cholesterol trong cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe, tăng độ dẻo dai, cắt giảm mỡ thừa, đặc biệt là mỡ ở vùng bụng và đùi.
- Giảm những nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường: Đi xe đạp thường xuyên là một trong những cách được bác sĩ khuyên dùng để làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch, hay bệnh tiểu đường.
- Tinh thần được thoải mái, thư giãn: Đạp xe ngoài trời và hòa mình vào thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành sẽ giúp bạn xua tan mọi mệt mỏi và căng thẳng. Nhờ đó tinh thần sẽ được cải thiện và thư giãn hơn.
- Bảo vệ môi trường: Theo các chuyên gia nghiên cứu môi trường, nếu mọi người sử dụng xe đạp ít nhất 1 tuần 1 lần thì sẽ giảm lượng khí CO2 thải ra và giảm được 20% sự nóng lên của toàn cầu.
Hãy sử dụng xe đạp thể thao mỗi ngày nhé.
6. Phụ tùng chơi xe đạp thể thao?
Hãy cùng tìm hiểu xem có những loại phụ tùng nào cho xe đạp thể thao:
6.1. Phụ tùng cho người sử dụng
Mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm là phụ kiện quan trọng đối với người đi xe đạp không chỉ là phụ kiện che nắng che mưa đặc biệt khi tham gia giao thông hay đi trên những địa hình nguy hiểm như đường .Một chiếc mũ bảo hiểm tốt sẽ mang lại cho bạn sự an toàn và tự tin khi đi ở bất cứ nơi đâu .Một chiếc nón bảo hiểm xe đạp tốt, được cấu tạo chắc chắn, khả năng chống chịu những va đập mạnh cao góp phần nâng đỡ cho phần đầu tránh tiếp xúc trực tiếp với những vật thể nguy hiểm như: đá, bề mặt đường… trong trường hợp sự cố không mong muốn xảy ra vào quá trình tham gia giao thông.
- Độ an toàn : Một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo độ an toàn phải gồm 3 bộ phận như vỏ nón , lớp đệm , quai đeo với khả năng chống va đập và giảm tối đa lực tác động đối với đầu tốt nhất .
- Sự phù hợp : Không nên mua mũ bảo hiểm quá lỏng hay quá chật nên đảm bảo sự vừa vặn với chu vi vòng đầu . Khi đội mũ có thể che hết đầu cách lông mày 2cm không bị nghiêng hay bị lắc . Nếu như phần quai lỏng có thể siêu chặt lại cho vừa.
- Yếu tố thoải mái : Dù đi trong điều kiện thời tiết nào chiếc mũ cũng nên đảm bảo yếu tố thoải mái nhất . Như hệ thống thông gió là yếu tố cần thiết giúp cho không bị bí mồ hôi giảm cảm giác nóng và khó chịu của mồ hôi khi đi dưới nắng .
- Thẩm mỹ: một chiếc mũ đẹp giúp cho người sử dụng trở nên tự tin hơn và giúp họ có thể thoải mái thể hiện phong cách của mình .
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều mũ bảo hiểm xe đạp khác nhau với sự đa dạng về chủng loại , màu sắc với nhiều hãng và xuất xứ khác nhau . Hãy tham khảo người chơi kinh nghiệm để lựa chọn mũ chất lượng nhé. Một số hãng mũ như Giant , Trinx hay Fornix được đánh giá khá cao bạn có thể tìm đến những địa chỉ chính hãng để mua mũ .
Quần áo
Một điều cần lưu ý là để có những chuyến đi thoải mái hơn thì bạn nên lựa chọn quần áo sao cho hợp lý . Không nên mặc quần áo quá chật bởi nó sẽ gây bí bách khó chịu , bí mồ hôi đặc biệt có thể gât nên những chấn thương ở vùng bẹn do cọ sát với yên khi đi thời gian dài .
Lựa chọn quần áo chuyên dụng cho xe đạp cũng như loại trang phục bảo hộ đối với họ . Ngoài chức năng tạo ra sự thoải mái những loại quần áo này còn giúp họ có thể tránh được những tác động như trời nắng nóng , nước mưa gây đau rát hay tránh giá rét khi đi vào mùa đông . Thêm nữa , quần áo cũng là một phần thể hiện phong cách và cá tính của người chơi giúp họ có thêm nhiều tự tin và thể hiện khi đi xe đạp.
Hiện nay có rất nhiều hãng đã sản xuất và đưa ra thị trường dòng sản phẩm quần áo phản quang đặc biệt thích hợp cho những người đi xe đạp ở điều kiện thiếu ánh sáng hay đi vào bạn đêm . Các loại quần áo này có thể giúp cho người tham gia giao thông nhận biết được sự có mặt của bạn để có thể tránh xa.

Găng tay
Găng tay cũng là những phụ kiện quan trọng đối với người chơi xe đạp . Găng tay với chất liệu thông thoáng có thể giúp thấm hút mồ hôi ở tay giảm cảm giác trơn trượt tay lái so với khi lái bằng tay không trong mùa hè. Găng tay cũng có những thiết kế với những tấm đệm được đặt tại các vị trí tiếp xúc của lòng bàn tay với tay lái đem lại khả năng chống sang chấn và xốc từ phuộc trước truyền lên đặc biệt khi đi xe đạp leo núi.
Một điều quan trọng hơn là tay lái với thiết kế gai bám tạo ra ma sát tốt sẽ giúp cho bạn có thể có điểm nắm vịn vững chắc để tạo lực cũng như sức mạnh cơ thể khi mà bạn leo lên dốc .
Ngoài ra , với nhiều kiểu dáng mẫu mã găng tay khác nhau ngời chơi có thể lựa chọn và thỏa sức thể hiện cá tính của chính mình khi đi xe đạp ,
Miếng bảo hộ
Khi đi xe đạp bất cứ đâu dù bạn đang tham gia giao thông hay đi ở những địa hình rừng núi thì chắc chắn rằng bạn khó lòng mà tránh được những tình huống tai nạn khó có thể lường trước được . Khi ngã xe đạp những bộ phận có thể chịu tác động trực tiếp về địa hình như là đầu gối , khuỷu tay , bàn tay … cho ta có thể tránh khỏi những tổn thương tối đa.
Bình nước chuyên dụng
Trong quá trình đi xe , cơ thể sẽ bị mất rất nhiều nước do lượng nước trong cơ thể thoát ra theo đường bài tiết mồ hôi . Chính vì vậy nên bổ sung lượng nước sau 15 phút một lần để tránh co thể bị mất nước . Đối với mỗi người đi xe đạp nên trang bị ít nhất là 1 bình nước hoặc 2 bình nước để cung cấp nước cho chuyến đi . Trong các chặng bạn có thể dừng lại các quán xá và nạp nước vào bình .
Balo
Mỗi chuyến đi của mình bạn sẽ cần mang nhiều thứ hơn như đồ ăn , máy ảnh hay sạc pin và đèn , giấy tờ tùy chân ..Đặc biệt đối với những chuyến phượt dài ngày bạn có thể đem theo màn , chăn thậm chí là võng để nghỉ ngơi …Lúc này , một chiếc balo sẽ là tiện lợi cho bạn hơn cả khi chúng có thể giúp bạn mang được tất cả những thứ trên đi theo suốt chuyến đi . Tùy vảo sở thích của mình mà bạn có thể chọn lựa một loại balo khác nhau .
Giày chuyên dụng
Giày xe đạp giúp bảo vệ bàn chân khỏi những thương tích và tránh được những tác động từ thời tiết . Không chỉ dừng ở lại đó , bàn chân là một trong ba điểm tiếp xúc quan trọng của cơ thể với xe đạp . Chân chịu trách nhiệm tạo ra lực truyền quan trọng tới đùi đĩa làm xích dịch chuyển trên các bánh răng và khiến cho xe dịch chuyển . Bởi thế mà giày xe đạp đóng vai trò khá quan trọng trong khi đi xe đạp . Hiện nay có rất nhiều loại giày xe đạp thể thao được thiết kế với sự phù hợp bàn đạp . Chọn lựa một loại giày xe đạp tốt , chắc chắn bạn cũng sẽ đạt những hiệu suất tốt khi đi xe.
6.2. Phụ kiện cho xe
Đèn phản quang , miếng phản quang
Đặc biệt dành cho những ai thích đi xe đạp vào bạn đêm , do điều kiện ánh sáng yếu nên thông thường các phương tiện giao thông có thể quan sát kém hơn. Chính vì thế nên trang bị những loại tấm phản quang cho xe đạp để người tham gia giao thông có thể nhận ra sự có mặt của bạn khi lưu thông trên đường.
Bộ sửa chữa mini
Dù bạn là người mới chơi nhưng hãy học ngay cách tự mình sửa chữa những lỗi hỏng hóc thường gặp bằng cách học hỏi những người chơi xe lâu năm và người có kinh nghiệm để có thể tự sửa chữa . Một bộ sửa chữa mini đa năng có thể cứu chiếc xe của bạn trong những trường hợp khẩn thiết trong chặng đường đi , trong một tình thế cấp bách không có tới sự trợ giúp của bất cứ ai cũng không thể gọi được cứu hộ . Hãy tự xử lý chiếc xe của mình với vài thao tác nhanh chóng .
Chắn bùn
Thông thường khi đi trong điều kiện đường lầy lội trời mưa , nước và bùn có xu hướng bắp từ sau lốp lên quần áo . Chính vì thế bạn nên trang bị cho chiếc xe đạp thể thao của mình bộ chắn bùn để có thể hạn chế được tối đa nhất tác động của chúng khi đi trong điều kiện thời tiết bất lợi .
Ngoài những phụ kiện kể trên còn có rất nhiều phụ kiện dành cho người chơi lẫn xe . Tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn có thể lựa chọn thêm các phụ kiện khác để đảm bảo cho chuyến đi của mình có thêm nhiều thú vị hơn.
7. Giá xe đạp thể thao bao nhiêu? Xe đạp thể thao nào tốt nhất hiện nay.
Trên thị trường có nhiều loại xe đạp thể thao khác nhau phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng đối tượng. Để các bạn có thể dễ dàng lựa chọn những chiếc xe phù hợp với túi tiền cũng như đảm bảo chất lượng , hãy xem top 5 xe đạp thể thao tốt nhất tại bài viết sau:
Trên đây là tất cả về Xe đạp thể thao là gì? Phân loại và các dòng xe đạp thể thao tốt nhất hiện nay. Chúc bạn nhanh chóng tìm được chiếc xe ưng ý.