SOS: 7+ sai lầm mà người đi xe đạp dễ mắc phải

Đạp xe là môn thể thao để nâng cao sức khỏe, duy trì thể lực. Cơ thể bạn đang hết sức nguy hiểm khi không biết những sai lầm của đạp xe này. Dưới đây là những sai lầm đạp xe bạn cần hết sức thận trọng và tránh.
Mục lục
1. Yên xe quá thấp so với chiều cao cơ thể
Hạ yên xe thấp là một sai lầm phổ biến nhất. Bởi mọi người cho rằng để chân thoải mái chạm đất sẽ tự tin, an toàn hơn khi di chuyển, hạ đỗ đột ngột. Điều này gây tác hại tiềm ẩn khi bạn di chuyển quá lâu với tư thế chân, bàn đạp ở khoảng cách gần, không tạo được độ cân đối. Nếu không điều chỉnh sẽ bị đau khớp gối thậm chí là khớp cổ chân.

Hãy điều chỉnh yên xe cao phù hợp là đầu gối của bạn sẽ hơi cong, tính từ yên cho đến bàn chân nằm ở dưới cùng của vòng quay bàn đạp.
2. Quá chú trọng vào trang bị
Những trang thiết bị được đầu tư là cần thiết để buổi tập xe đạp đạt hiệu quả nhất. Mỗi trang thiết bị đều có tính năng riêng, xử lý được các sự cố xảy ra.

Việc quá chú ý đến trang bị đôi khi khiến chiếc xe tập trở nên nặng nề. Do đó bạn có thể lược bỏ một số trang thiết bị không cần thiết. Hơn hết chỉ cần một chiếc xe đạp đơn giản cùng với kỹ thuật đạp xe đúng cách và thuần thục sẽ mang lại cho bạn nhiều hiệu quả hơn.
3. Không căn chỉnh xe đạp
Căn chỉnh xe đạp phù hợp với cơ thể là điều quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng cả quá trình luyện tập.Hai yếu tố quan trọng là chiều cao của yên xe và tầm với của ghi đông. Chiều cao của yên xe cần đạp chuẩn, đủ cao giữ bàn chân ở vị trí thấp nhất của một vòng đạp, đầu gối xe hơi cong lên.Trong khi cánh tay với chân cần tạo 1 góc 45 độ so với xe đạp.

Khoảng cách từ vai tới ghi đông nếu không đúng sẽ khiến lưng bị đau. Đầu gối cũng chịu tác động lực không tốt do bị quá gần với cánh tay. Để tránh chấn thương và đạt hiệu quả, hãy căn chỉnh xe phù hợp cho mỗi người dùng trước mỗi buổi tập.
4. Không bảo dưỡng xe định kỳ
Sau một thời gian luyện tập xe đạp, chất lượng xe của bạn sẽ giảm đi do chịu các tác động của nhân tố bên ngoài như thời tiết, va chạm,…

Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ khiến chiếc xe của bạn nâng cao tuổi thọ, giảm tình trạng hỏng, gặp trục trặc khi luyện tập. Bạn có thể chủ động bảo dưỡng xe tại nhà đơn giản như vệ sinh xe, kiểm tra yên, ghi đông, giò đĩa, sên xe, bạc đạn…
5. Tập luyện quá sức
Một trong những sai lầm gây ra chấn thương đó là tập luyện quá sức. Đạp xe đạp thể thao để nâng cao, tăng cường, duy trì sức khỏe bền bỉ nên ngay từ đầu bạn cần biết sức khỏe bạn ở mức nào, lên kế hoạch tập luyện hợp lý.

Bạn cũng có thể nâng cao thời gian tập, chế độ tập từ cơ bản tới nâng cao dần để thích nghi an toàn. Chú trọng tới chỉ số RPR (Rate of Perceived Exertion)– đánh giá nỗ lực nhận thức.
6. Không bổ sung năng lượng cho cơ thể
Bên cạnh việc bổ sung nước thì bổ sung năng lượng rất quan trọng. Việc không bổ sung thêm năng lượng khiến bạn hay thấy chóng mặt, kiệt sức, buồn nôn,…dẫn đến chán tập.

Nếu chặng đường tập của bạn dài có thể kèm theo một số bữa ăn nhỏ sau 15-20 phút đạp xe để bổ sung lượng calo cần thiết. Hãy ưu tiên các loại thực phẩm bổ sung năng lượng tốt cho người tập luyện.
7. Tập luyện một mình
Việc tập luyện một mình sẽ khiến bạn nhanh bỏ cuộc, và thiếu kiến thức.
Nên hãy tham gia vào các hội nhóm tập xe gần nhà để có những người đi trước hỗ trợ và hướng dẫn. Đồng thời tạo động lực cho bạn luyện tập nhiều hơn, hiệu quả hơn.
8. Không kiểm tra bánh xe sau mỗi lần đạp xe
Sai lầm lớn nhất bạn nhất định cần tránh là bỏ qua bước kiểm tra bánh xe. Chú ý lốp cần được bơm căng, không bị ăn mòn quá mức cho phép, không bị vết cắt đá hay kính từ rãnh xe. Điều này giúp bạn tránh được tình huống thủng lốp, thủng săm không mong muốn.

Bánh xe cần được bơm đủ áp suất từ 90-100psi. Bánh xe quá căng sẽ thủng, hạn chế lực kéo, khó đạp xe hơn. Ngược lại bánh xe quá mềm sẽ gây hỏng vành, đạp xe khó khăn, nặng nề hơn.
Hãy luôn chú ý, tránh những sai lầm khi đạp xe để bạn có hành trình tuyệt vời tập luyện, mang lại hiệu quả tốt nhất khi đạp xe. Đồng thời đạp xe hiệu quả sẽ khiến bạn sẽ sớm có thân hình săn chắc đáng mong ước.