Cảnh báo: những người sau tuyệt đối không được đạp xe

Đạp xe là một trong những bộ môn thể thao được yêu thích bởi có tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng cường thể lực, tinh thần,…Chính môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi, không cần quá cầu kỳ, dụng cụ. Tuy nhiên có những nhóm người này tuyệt đối không được đi xe đạp.
Mục lục
1. Người bị bệnh tim
Đạp xe sẽ giúp máu được lưu thông và cải thiện các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên những người mắc bệnh về tim mạch có triệu chứng sau đây không nên đạp xe đạp:
- Những người từng có cơn đau tức tim trong vòng hai tháng trở lại.
- Những người chỉ làm việc nhà nhẹ hoặc lên một tầng cầu thang cũng tức ngực, thở dốc.
- Những người từng có những cơn đau tức tim trong vòng hai tháng trở lại.

2. Người có tiền sử chấn thương khớp gối
Đạp xe là một môn thể thao vận động các khớp toàn thân với cường độ cao, đặc biệt là khớp gối. Những người có tiền sử chấn thương khi đi xe đạp sẽ làm khớp gối quá tải gây chấn thương, thậm chí còn gây hại tới các khớp liên quan.

Do vậy đạp xe là một môn thể thao nguy hiểm với những người có tiền sử chấn thương khớp gối. Kể cả bạn đã hoàn toàn bình phục thì việc chạy bộ đột ngột vẫn sẽ khiến bạn đau. Hãy luyện tập từ từ, từ nhẹ nhàng rồi nâng cao dần sẽ khiến cơ thể thích nghi dần dần.
3. Người bị thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm có tác dụng giúp cho cơ thể vận động linh hoạt hơn cũng như giảm chấn động, xóc khi cơ thể vận động và chịu lực hơn. Khi chạy bộ liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm.

Đạp xe sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh. Những người đã mắc chứng bệnh này trước khi chọn đạp xe nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra quyết định hợp lý nhất, đừng mù quáng về những tác dụng của đạp xe mà không tìm hiểu, khiến căn bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
4. Người bị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một trong những triệu chứng bệnh lý liên quan đến xương khớp rất phổ biến. Bệnh gây ra những cơn đau nhức vùng lưng, cổ, vai gáy… ảnh hưởng đến khả năng vận động. Trong khi đạp xe dùng rất nhiều sức lực của phần lưng nên đạp xe sẽ ảnh hưởng xấu đến xương của nhóm người này. Do vậy không nên đạp xe nếu chưa có sự tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

5. Người bị trĩ
Bệnh trĩ gây nên những vết sưng ở các mạch máu xung quanh vùng hậu môn và trực tràng. Việc đạp xe khi đang bị trĩ có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn vì vùng hậu môn bị áp lực khá lớn. Khi bạn đi xe đạp đường trường có thể gây nên những ảnh hưởng trên khu vực hậu môn.

Thay vì đi xe đạp, bác sĩ khuyên nên thay thế bằng một số hoạt động thể thao khác nhẹ nhàng hơn như tập yoga, đi bộ…Bởi các môn thể thao nhẹ nhàng cũng giúp lưu thông máu, không gây áp lực cho hậu môn
6. Người cứng khớp và khó vận động.
Đây là chứng bệnh hay mắc ở người cao tuổi khi vào thời tiết đông lạnh. Bởi khi về già, cơ thể bị già hóa dẫn đến xơ cứng các khớp cùng với dây đàn hồi không còn dẻo dai như trước. Do vậy việc đạp xe lúc này cũng trở nên khó khắn hơn và không phù hợp với nhóm người này.

7. Người đau vai gáy
Chứng đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo hạn chế vận động quay cổ, quay đầu. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, khi ngủ dậy. Thực chất, đây là nhóm các bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.

Việc đạp xe đạp sẽ gây áp lực lên vai và gáy của bạn khiến cơ thể thấy khó chịu và kéo dài chứng đau. Nguy hiểm hơn là trấn thương, khó điều trị. Những người hay bị đau vai gáy không nên đạp xe mà thay vào đó là những môn thể thao nhẹ nhàng hơn như đi bộ,…sẽ tăng cường sức khỏe hơn.
Hãy lựa chọn thông minh với các môn thể thao để tăng cường sức khỏe. Đạp xe đôi khi có lợi với phần đông nhưng lại cực kỳ có hại với những người không nên. Đừng để bản thân bạn đứng dưới lưỡi dao của thần chết khi bạn có thể tránh nó.